SHARE:  
Bản tin của Chương trình CARE
Trong số báo này, quý vị sẽ thấy các sự kiện, tin tức sắp tới và một số công việc mà các đối tác của chúng tôi đã và đang thực hiện để phục vụ cộng đồng người Mỹ gốc Á, người Hawaii bản địa, và người vùng đảo Thái Bình Dương (AANHPI).


Cơ sở Dữ liệu CARE:

Cung cấp cho người AANHPI một tiếng nói thông qua nghiên cứu


Hiện tại người Mỹ gốc Á, người Hawaii bản địa, và người vùng đảo Thái Bình Dương (AANHPI) là một trong những nhóm ít đại diện nhất trong nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của chương trình CARE là giảm sự chênh lệch trong việc tham gia nghiên cứu trong cộng đồng AANHPI bằng cách kết nối người AANHPI với các loại nghiên cứu khác nhau.


Tính đến ngày 12 tháng 6 năm 2023,

10,042 người đã ghi danh để tăng sự đại diện của cộng đồng AANHPI trong nghiên cứu! Trong đó,

có 3,884 là người gốc Việt.

🎉 Kỷ niệm một cột mốc quan trọng! 🌟 Chúng tôi rất vui mừng chia sẻ rằng 10,000 người AANHPI đã ghi danh vào Cơ sở Dữ liệu CARE để hỗ trợ nghiên cứu sức khỏe!🙌


Cảm ơn tất cả quý vị đã tham gia cùng chúng tôi trên hành trình này và tạo ra sự khác biệt thực sự trong việc thúc đẩy nghiên cứu sức khỏe. Chúng ta đang cùng nhau tạo một tương lai khỏe mạnh hơn cho các thế hệ mai sau! 🌍💙



Bấm để xem video lễ kỷ niệm 10k của chúng tôi

Những người tham gia chương trình CARE có thể được liên lạc về các loại nghiên cứu khác nhau, chẳng hạn như:

  • Phòng ngừa hoặc điều trị bệnh Alzheimer’s và những hội chứng suy giảm trí nhớ
  • Các vấn đề sức khỏe xuyên suốt cuộc đời
  • Các vấn đề về sức khỏe của những người chăm sóc người bệnh

Xin vui lòng chia sẻ về chương trình CARE với bạn bè và gia đình của quý vị. Nếu quý vị chưa ghi danh vào CARE, xin hãy xem xét ghi danh tại: https://careregistry.ucsf.edu/enroll-care


* TRANG WEB VÀ TÀI LIỆU CỦA CARE CÓ SẴN TRONG CÁC NGÔN NGỮ SAU:


Đoạn Phim Ngắn Giới Thiệu Về CARE

Tháng nhận thức về

bệnh Alzheimer và não bộ

Tháng 6 là Tháng Nhận thức về Bệnh Alzheimer và Não bộ! 💜🧠 Hãy tham gia cùng chúng tôi để nâng cao nhận thức về bệnh Alzheimer và những hội chứng suy giảm trí nhớ (ADRD) và tăng cường sức khỏe não bộ trong suốt tháng 6. Hãy lan tỏa và tạo nên sự khác biệt!


Tìm Hiểu Quá Trình Lão Hóa Của Người Việt Cao Niên (VIP)
Chương trình Tìm Hiểu Quá Trình Lão Hóa Của Người Việt Cao Niên (VIP) là một nghiên cứu hoàn toàn mới do Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Lão hóa tài trợ và là sự hợp tác giữa các trường đại học (UC Davis và UCSF) với các tổ chức cộng đồng (ARI và ICAN). Mục đích của nghiên cứu này là để hiểu rõ hơn về cách những căng thẳng trong cuộc sống có thể ảnh hưởng/tác động đến sự xuất hiện của các vấn đề về trí nhớ ở người Mỹ gốc Việt cao niên. Tiến sĩ Oanh Meyer (Nghiên cứu viên của CARE) là Nghiên cứu viên chính (PI) của VIP và Tiến sĩ Van Ta Park (Nghiên cứu viên chính của CARE) cùng với một số Nghiên cứu viên của CARE cũng tham gia vào VIP. Đây sẽ là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại hình này ở Mỹ nhằm kiểm tra trí nhớ và sự lão hóa của người Việt cao niên.

Hiện chúng tôi đang tuyển chọn những tình nguyện viên đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Là người Việt hoặc người Mỹ gốc Việt

  • Từ 65 tuổi trở lên

  • Cư trú tại Bắc California

  • Có thể nói tiếng Anh hoặc tiếng Việt

  • Đã nhập cư từ Việt Nam

Những người tham gia nghiên cứu này sẽ được nhận thù lao cho thời gian họ đã bỏ ra. Nếu quý vị muốn tham gia vào nghiên cứu VIP, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi:

Cư dân vùng Bay Area:
ucsfvip@ucsf.edu hoặc (408) 609-9144

Cư dân vùng Sacramento:
vip@ucdavis.edu hoặc (916) 432-4197

I'd had a sinking feeling about Dad for a long time. But even though I'm a doctor, I hadn't been able to face the truth until his hospitalization — Dad had dementia.

I sent my brother information from the Alzheimer’s Association about signs of dementia, many which described Dad. His sudden deterioration during the hurricane wasn’t just stubbornness or being a stereotypical grumpy old man. When someone has dementia, a change from routine can make them worse. Experts call it transfer trauma. Maybe the evacuation from Hurricane Harvey reminded him of that last day of April 1975. 

Đọc thêm

Những Hình Ảnh về Câu Chuyện của Người Chăm Sóc Người Bệnh Của Chương Trình CARE trên Youtube

Lắng nghe câu chuyện của June Yasuhara và bác sĩ Christine Nguyễn, là người chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ, về cách họ định hướng hành trình chăm sóc người bệnh của mình, và tại sao tiếng nói của người Mỹ gốc Á, người Hawaii bản địa và người vùng đảo Thái Bình Dương được lắng nghe trong các chương trình nghiên cứu là một điều quan trọng.

Xem câu chuyện đó tại đây:

(简体中文, 繁體中文, 한국어, Tiếng Việt)

Quý vị có muốn chia sẻ câu chuyện của mình không?

Xin hãy bấm vào đây để biết thêm thông tin.

Nếu quý vị thích bản tin này, xin hãy chia sẻ nó với bạn bè và gia đình của quý vị. Nếu quý vị nhận được bản tin này từ một người khác, xin vui lòng nhấp vào "đây" để đăng ký để thường xuyên nhận được bản tin của chúng tôi.
Ủng hộ CARE!
Facebook  Twitter  Youtube  
Copyright © 2020 University of California, San Francisco, All rights reserved.

Our mailing address is:

Phone: (669) 256-2609

中文:‪(510) 402-6306‬

한국어:(‪408) 320-7642

Tiếng Việt:‪(415) 580-0845‬